Những chặng đường lịch sử công tác dân vận
Lượt xem: 733

Thời kỳ từ 1930-1945: Hội nghị BCHTƯ Đảng lần thứ I chủ trương thành lập các Ban chuyên môn về giới và các Án nghị quyết về vận động công nhân, nông dân, thanh niên, phụ nữ; thành lập Ban Công vận (1931); thành lập Đảng đoàn Mặt trận và các đoàn thể từ tỉnh, thành xứ ủy; thành lập các Ban Công vận, Nông vận, Thanh vận, Phụ vận, dân tộc thiểu số... Đây là thời kỳ Đảng ra đời, vận động các giai cấp và tầng lớp nhân dân làm cách mạng giành chính quyền về tay mình.

Thắng lợi của Cách mạng Tháng 8 đã chứng minh cương lĩnh đầu tiên của Đảng là đúng đắn. Đó cũng là thắng lợi của công tác quần chúng của Đảng: với hơn 5.00 đảng viên, nhưng đã tin vào dân, gắn bó với dân, hiểu dân, dựa vào sức mạnh của dân; tuyên truyền giác ngộ nhân dân hiểu rõ con đường giành độc lập, tự do, giành quyền sống; tổ chức tập hợp nhân dân vào mặt trận, các đoàn thể chính trị - xã hội và các hình thức tổ chức khác một cách hết sức linh hoạt; hướng dẫn quần chúng đấu tranh từ thấp đến cao và cuối cùng là nổi dậy, khởi nghĩa từng phần đến khởi nghĩa toàn dân giành chính quyền.

Thời kỳ 1945-1954: Đảng vận động nhân dân thực hiện cuộc toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến giữ vững chính quyền cách mạng, đánh đuổi thực dân xâm lược Pháp và can thiệp Mỹ. Công tác dân vận thời kỳ này đã bám sát và phục vụ chủ trương của Đảng và kiến thiết đất nước trong đó kháng chiến là nhiệm vụ chủ yếu, xây dựng đất nước là một nhiệm vụ cơ bản, nhiệm vụ trước mắt là củng cố chính quyền cách mạng. Do vậy, muốn thực hiện nhiệm vụ phải củng cố, phát triển Đảng và Mặt trận Việt Minh. Mặt trận Việt minh phải bao gồm mọi tổ chức cứu quốc và mọi tầng lờp nhân dân. Trung ương thành lập Bộ Dân vận, từ huyện trở lên thành lập Ban Dân vận; trong Ban Dân vận có các tiểu ban: Công vận, Nông vận, Thanh vận, Phụ vận, Dân tộc, Tôn giáo; ngoài ra còn có Ban dịch vận, Hoa vận để giúp Đảng phụ trách giới vận (1949). Cũng chính giai đoạn này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bài "Dân vận" đăng trên báo sự thật, bài báo ngắn gọn, nhưng có giá trị to lớn về mặt lý luận, thực tiễn.

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và bọn can thiệp Mỹ cũng là thành công to lớn công tác dân vận của Đảng. Đó là thắng lợi của đường lối mở rộng đại đoàn kết toàn dân vì sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc, với yêu cầu "vận động tất cả các lực lượng của mỗi một người dân, không bỏ sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân". Đó là sự sáng tạo và phát triển công tác dân vận trong điều kiện Đảng lãnh đạo chính quyền vừa kháng chiến vừa kiến quốc.

Công tác dân vận trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước (1954-1975): Đây là cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, gay go, ác liệt. Đi đôi với việc tổ chức lực lượng cách mạng trong cả nước, Đảng ta rất coi trọng việc xây dựng và phát triển lực lượng cách mạng ở miền Nam. Tổ chức Đảng được củng cố, tôi luyện gắn chặt với nhân dân, khối liên minh công-nông được dày công vun đắp; đội quân chính trị quần chúng và lực lượng vũ trang nhân dân gan dạ, đầy mưu trí; Mặt trận dân tộc giải phóng cùng các đoàn thể nhân dân ngày càng tập hợp đông đảo các giai cấp, tầng lớp nhân dân, tranh thủ rộng rãi sự đồng tình và ủng hộ của nhân dân thế giới. Thực hiện nhiệm vụ công tác vận động quần chúng giai đoạn này, các cấp đã thành lập Ban Mặt trận, Ban Phụ vận, các tiểu ban Công vận, Nông vận, Thanh vận, Phụ vận, Tôn giáo vận. Ở miền Nam, Trung ương Cục thành lập Ban Dân vận đến các khu, tỉnh, thành phố. Như vậy, thời kỳ này, công tác dân vận của Đảng ở 2 miền Nam - Bắc không những đã kế thừa, mà còn phát triển lên một trình độ mới, đã động viên đến mức cao nhất lực lượng của toàn dân hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Công tác dân vận thời kỳ sau 1975

+ Từ 1975 đến 1985 (trước đổi mới): Công tác dân vận giai đoạn này tập trung vận động nhân dân cả nước thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong bối cảnh đầy khó khăn, thử thách do hậu quả chiến tranh nặng nề, đặc biệt do cơ chế quan liệu bao cấp. Để thực hiện nhiệm vụ công tác dân vận, giai đoạn này đã thành lập Ban Dân vận - Mặt trận gắn liền với Đảng Đoàn Mặt trận Tổ quốc Trung ương. Sau đó, từ 1981 đến nay các cấp đã thành lập Ban Dân vận.

+ Từ năm 1986 đến nay: (thời kỳ đổi mới và đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước). Đây là thời kỳ công tác dân vận của Đảng phát triển mạnh mẽ cả về lý luận và thực tiễn. Nhiều quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng được khẳng định và ngày càng hoàn thiện như bài học số một mà Đại hội VI đã rút ra là: "Trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng "Lấy dân làm gốc", "Xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động", đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 8B về "Đổi mới công tác quần chúng của Đảng, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân". Nghị quyết là sự tổng kết từ hoạt động thực tiễn của Đảng; đề ra 4 quan điểm chỉ đạo đổi mới công tác quần chúng trong thời kỳ mới.

Tháng 3-1996 Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa VII) tổng kết việc triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 8B. Sau 6 năm thực hiện đã khẳng định tính đúng đắn của các quan điểm chỉ đạo công tác dân vận, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị 69-CT/TƯ ngày 20-6-1996 chỉ rõ: phải tiếp tục quán triệt 4 quan điểm của Nghị quyết Trung ương 8B vào thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.


 Tác giả: Theo Báo Bình định điện tử
Tin khác
Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập