Hướng dẫn số 14 -HD/BDVTU, ngày 25/3/2020 thực hiện xây dựng mô hình, điển hình “Dân vận khéo”
Lượt xem: 3530

  TỈNH ỦY LÀO CAI                                         ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

     BAN DÂN VẬN    

                  *                                                               Lào Cai, ngày 25 tháng 03 năm 2020

    Số 14 -HD/BDVTU   

HƯỚNG DẪN

thực hiện xây dựng mô hình, điển hình “Dân vận khéo”

-----

Thực hiện Kế hoạch số 302 – KH/TU, ngày 09 tháng 03 năm 2020 của Tỉnh ủy Lào Cai  kế hoạch về thực hiện chủ đề “Năm dân vận khéo” 2020,  Ban Dân vận Tỉnh ủy ban hành hướng dẫn thực hiện, xây dựng mô hình “Dân vận khéo” cụ thể như sau:

I- MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Tiếp tục đẩy mạnh công tác dân vận khéo của hệ thống chính trị, vận động nhân dân tích cực thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, góp phần cho sự nghiệp xây dựng vào bảo vệ Tổ quốc; hướng tới Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XVI; Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và kỷ niệm 90 năm truyền thống công tác dân vận của Đảng.

2. Nâng cao trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền, các cơ quan, tổ chức, đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức đối với công tác dân vận, góp phần củng cố niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị; xây dựng, nhân rộng các điển hình “Dân vận khéo”, nhất là ở những lĩnh vực, địa bàn trọng yếu, tạo sự đồng thuận và tham gia của người dân.

3. Việc thực hiện các nội dung “Dân vận khéo” phải thiết thực, hiệu quả.

II- NỘI DUNG

Mô hình “Dân vận khéo” được xây dựng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Từng cấp, từng ngành, từng địa phương, đơn vị, cơ sở cần căn cứ vào nhiệm vụ cụ thể để xây dựng mô hình “Dân vận khéo” cho phù hợp, tập trung trên một số lĩnh vực cụ thể sau:

1. Lĩnh vực xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể chính trị - xã hội trong sạch vững mạnh: vận động và có biện pháp, hình thức tổ chức để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy dân chủ, đấu tranh với các biểu hiện tiêu cực tham nhũng, lãng phí, thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về “ tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”; giám sát việc cải cách thủ tục hành chính, thực hiện tốt tốt Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; Quy chế dân chủ ở các loại hình cơ sở; tập hợp, thu hút, phát triển hội viên, đoàn viên…

2. Lĩnh vực kinh tế: vận động và tổ chức nhân dân thi đua nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất – kinh doanh, phát triển kinh tế, xây dựng kết cấu cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống và sản xuất (điện, đường, trường, trạm..); phòng chống thiên tai, dịch bệnh, tạo thêm nhiều việc làm mới, tăng thu nhập cho nhân dân; giảm tỷ lệ hộ nghèo…

3. Lĩnh vực văn hóa – xã hội: vận động và tổ chức nhân dân thi đua và thực hiện tốt sự nghiệp giáo dục – đào tạo; nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân, bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống; thực hành tiết kiệm;

4. Lĩnh vực quốc phòng – an ninh: vận động nhân dân tham gia phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc”; xây dựng nền quốc phòng toàn dân; xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh vững chắc; giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.

III. XÂY DỰNG, NHÂN RỘNG ĐIỂN HÌNH “DÂN VẬN KHÉO”

1. Tiêu chí xây dựng: Xây dựng điển hình “dân vận khéo” trong hệ thống chính trị trên tất cả các lĩnh vực, địa bàn, nhất là lĩnh vực, địa bàn trọng yếu, tạo đồng thuận và sự tham gia của người dân; do các tập thể, cá nhân cán bộ, đảng viên là chủ thể; được bình xét công khai, là những điển hình có sức thuyết phục, lan tỏa, có thể nhân rộng tại các địa bàn, đơn vị khác.

2. Tập thể điển hình “Dân vận khéo”: Trọng tâm là ở cơ sở, nơi trực tiếp, thường xuyên tiếp xúc, tuyên truyền, vận động, giải quyết công việc của nhân dân, gồm: cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể ở cơ sở; các đầu mối trực thuộc xã, phường, thị trấn, các đầu mối trực thuộc cấp huyện, các cơ quan, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp, bệnh viện, trường học, đơn vị lực lượng vũ trang gắn với địa bàn cơ sở, có nhiều hoạt động liên quan đến người dân.

3.  Cá nhân điển hình “Dân vận khéo”: Là cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn biên, hội viên, chiễn sỹ lực lượng vũ trang đang làm việc trong hệ thống chính trị có những giải pháp, biện pháp sáng tạo, hiệu quả trong công tác vận động nhân dân gắn với nhiệm vụ được phân công, được tập thể bình chọn, công nhận.

4. Nhân rộng các điển hình “Dân vận khéo”: Các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể lãnh đạo, chỉ đạo phát hiện, biểu dương, nhân rộng các điển hình “Dân vận khéo”.

IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH XÂY DỰNG MÔ HÌNH DÂN VẬN KHÉO.

1. Bước 1: Khảo sát, chọn địa bàn, nội dung đăng ký xây dựng mô hình

- Khảo sát, lựa chọn địa bàn: Căn cứ vào tình hình, yêu cầu nhiệm vụ và những vấn đề thực tiễn đặt ra cần thực hiện ở từng địa phương, đơn vị tiến hành khảo sát thực tế, trên cơ sở đó phát hiện, lựa chọn nội dung, địa bàn để xây dựng và thực hiện mô hình “Dân vận khéo” một cách hiệu quả nhất.

- Đăng ký: Trên cơ sở kết quả khảo sát, các đơn vị, địa phương đặt tên mô hình và đăng ký với cấp ủy và Ban dân vận cấp trên, trong đó yêu cầu nêu rõ mục tiêu phải đạt được sau khi thực hiện mô hình với các giải pháp thực hiện cụ thể.

2. Bước 2: Chỉ đạo thực hiện mô hình

Căn cứ vào nội dung tiêu chí, mục tiêu phải đạt được của mô hình, các địa phương, đơn vị xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện, phân công cán bộ phụ trách, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, theo dõi, báo cáo, đề nghị với cấp ủy Đảng Lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện mô hình (có thể thành lập Ban chỉ đạo).

Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền thông qua các hình thức như: Hội nghị, tuyên truyền miệng, các phương tiện thông tin đại chúng, bản tin…nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và vận động các tầng lớp nhân dân, tạo sự đồng thuận thực hiện và nhân rộng mô hình.

3. Bước 3: Kiểm tra, đánh giá mô hình “Dân vận khéo”

Hệ thống dân vận phối hợp với chính quyền, Mặt trận các đoàn thể cùng cấp; các ngành cấp trên trực tiếp của địa phương, đơn vị có mô hình, tiến hành kiểm tra, tổ chức hội nghị đánh giá, đối chiếu với tiêu chí theo quy định. Các đơn vị, địa phương tiến hành rà soát đánh giá các mô hình thực tiễn đã và đang được triển khai thực hiện, lựa chọn những mô hình, điển hình có hiệu quả để tiếp tục nâng cao chất lượng và nhân ra diện rộng, loại bỏ những mô hình không có hiệu quả, không còn phù hợp và tiếp tục xây dựng các mô hình mới thay thế.

4. Bước 4: Công nhận mô hình “Dân vận khéo”

- Hình thức công nhận:

+ Cấp cơ sở: Trên cơ sở kết quả kiểm tra, đánh giá mô hình, khối dân vận ở cơ sở lựa chọn tham mưu cho cấp ủy cùng cấp ra quyết định công nhận mô hình “Dân vận khéo” cấp xã, công bố vào dịp kỷ niệm ngày truyền thống công tác dân vận của Đảng (15/10) hằng năm; đồng thời tổng hợp các mô hình duy trì được từ 2 đến 3 năm liên tục gửi về Ban Dân vận cấp huyện để xét công nhận và đề nghị khen thưởng.

+ Cấp huyện: Trên cơ sở tổng hợp kết quả các mô hình của khối dân vận các xã, thị trấn và các đơn vị trực thuộc và văn bản đề nghị của cấp ủy, Ban Dân vận huyện ủy, thành ủy lựa chọn, tổng hợp báo cáo Ban Thường vụ huyện ủy, thành ủy ra quyết định công nhận mô hình “Dân vận khéo” cấp huyện; đồng thời quyết định khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “Dân vận khéo”  cấp huyện sau khi tiến hành kiểm tra thực tế.

+ Cấp tỉnh: Ban Dân vận Tỉnh ủy có trách nhiệm tổng hợp, lựa chọn các mô hình, điển hình “Dân vận khéo” tiêu biểu nhất trên các lĩnh vực và tham mưu cho Tỉnh ủy quyết định công nhận điển hình, mô hình “Dân vận khéo” cấp tỉnh.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Đề nghị các cấp ủy Đảng, MTTQ và các đoàn thể chỉ đạo tiếp tục phát động, hướng dẫn và triển khai xây dựng các mô hình mới “Dân vận khéo” trong hệ thống chính trị, nhân rộng những mô hình, điển hình có sức lan tỏa trong cộng đồng dân cư; tổ chức tuyên truyền sâu rộng vị trí, vai trò công tác dân vận của Đảng, nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên, các tầng lớp Nhân dân về phong trào thi đua “Dân vận khéo”. Cần khắc phục những hạn chế như một số nơi triển khai còn mang tính hình thức, hiệu quả chưa cao.

2. Tích cực hướng dẫn cơ sở đăng ký xây dựng và tổ chức thực hiện đảm bảo chất lượng, hiệu quả. Thường xuyên kiểm tra, khảo sát và tổ chức tuyên truyền, nhân rộng các mô hình, điển hình; tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả, hiệu quả của phong trào và lựa chọn các mô hình, điển hình “Dân vận khéo” tiêu biểu, xuất sắc đề nghị Tỉnh ủy biểu dương, khen thưởng.

3. Căn cứ hướng dẫn này, đề nghị các cơ quan, đơn vị triển khai và lựa chọn điển hình, mô hình “Dân vận khéo” phù hợp với tình hình thực tế của cơ quan, đơn vị mình. Các tập thể, cá nhân điển hình, mô hình “Dân vận khéo” được lựa chọn gửi về Ban Dân vận Tỉnh ủy trước ngày 15/8/2020 để Ban Dân vận Tỉnh ủy tổng hợp trình Tỉnh ủy biểu dương, khen thưởng nhân kỷ niệm 90 năm ngày truyền thống công tác dân vận của Đảng (15/10/1930 – 15/10/2020).

Trên đây là hướng dẫn xây dựng mô hình “Dân vận khéo”, đề nghị các cơ quan, đơn vị nghiêm túc triển khai, thực hiện./.

 

Nơi nhận:                                                                       K/T TRƯỞNG BAN  

- Thường trực tỉnh ủy (b/c),                                                      PHÓ TRƯỞNG BAN

- Các ban xây dựng Đảng Tỉnh ủy, 

- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh,

- Đảng đoàn HĐND tỉnh,

- Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh,

- Ban Cán sự Đảng các cơ quan tư pháp;

- Các huyện, thành ủy, thị ủy; Đảng ủy trực thuộc,                  

- Các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh,                                           Nguyễn Trung Tuyến

- Lãnh đạo Ban,   

- Lưu VT.

 

 

 

 

 

Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập