Ban Dân vận Tỉnh ủy, một số điểm nhấn sau 20 năm thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”
Lượt xem: 442

Thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, Chi bộ, lãnh đạo Ban Dân vận Tỉnh ủy qua các thời kỳ đã quan tâm tổ chức quán triệt triển khai các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Trung ương, của tỉnh về các phong trào tới cán bộ, công chức, đảng viên tại các cuộc họp của cơ quan, cuộc họp chi bộ. Đồng thời tham mưu Thường trực Tỉnh ủy ban hành văn bản lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện các nội dung phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; phối hợp, đôn đốc Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội, các hội quần chúng trên địa bàn tỉnh tích cực tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và quần chúng nhân dân tích cực hưởng ứng và thực hiện các phong trào. Tập trung triển khai thực hiện các cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết  xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; phong trào “Xóa đói giảm nghèo”; “Ngày vì người nghèo”; Quỹ vì người nghèo, Quỹ đền ơn đáp nghĩa...gắn với chức năng, nhiệm vụ của Ban Dân vận Tỉnh ủy qua từng giai đoạn đã đạt một số kết quả sau:

1. Xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao và phong trào văn hóa, văn nghệ cơ sở

Về xây dựng nhà văn hóa thôn, bản: Tổng số nhà văn hoá được xây dựng trong 2 năm 2003 - 2004 là 60 nhà với tổng giá trị 2.638.294 ngàn đồng trong đó Nhà nước hỗ trợ 1.220.000 ngàn đồng, nhân dân đóng góp 1.379.247 ngàn đồng, các cơ quan đỡ đầu của tỉnh, huyện hỗ trợ 39.146 ngàn đồng. Thực hiện kế hoạch xây dựng nhà văn hoá thôn, bản năm 2005, Ban Dân vận và Dân tộc Tỉnh uỷ được giao làm chủ đầu tư nguồn vốn hỗ trợ xây dựng 50 nhà văn hoá thôn, bản tại 50 thôn, bản. Với tổng diện tích xây dựng: 3.679 m2. Giá trị xây dựng: 2.113,985 triệu đồng. Trong đó Nhà nước hỗ trợ: 1.000,0 triệu đồng, nhân dân đóng góp 1.113,985 triệu đồng (chủ yếu bằng vật liệu và công lao động). Về tổ chức học tập, tuyên truyền thực hiện nội dung xây dựng thôn, bản văn hoá: 100% số hộ dân ở các thôn, bản được xây dựng thôn, bản văn hoá đều được học tập, thảo luận nội dung xây dựng thôn, bản văn hoá theo tiêu chí 5 không, sau khi thảo luận bổ sung nội dung của từng tiêu chí, cho phù hợp với dân tộc mình, địa phương mình, các thôn, bản đã xây dựng quy ước tổ chức thực hiện. 100% số hộ dân ở các thôn, bản đã ký cam kết thực hiện đầy đủ các nội dung của 5 tiêu chí, các hộ gia đình ở các thôn, bản được xây dựng thôn, bản văn hoá đã bỏ ra nhiều công sức để sửa chữa đường, ngõ vào từng gia đình, đưa chuồng trại chăn nuôi gia súc ra xa nơi ở, sửa chữa nhà vệ sinh của từng gia đình. Qua đó, nhận thức của nhân dân về xây dựng gia đình văn hoá, thôn, bản văn hoá đã rõ ràng hơn, mọi người đã có ý thức và chủ động thực hiện các nội dung đề ra, đoàn kết trong thôn, bản đã tốt hơn. Vệ sinh thôn, bản đã sạch sẽ hơn, trong thôn, bản không còn tình trạng chuồng trại chăn nuôi gần nơi ở đã hạn chế được một phần việc thả rông gia súc, ý thức giữ gìn vệ sinh trong gia đình, thôn, bản của từng người dân đã được nâng lên. Việc đầu tư xây dựng cho các thôn, bản nhà văn hoá cộng đồng đã giải quyết một cách thiết thực cho việc hội họp, nơi sinh hoạt văn hoá, văn nghệ của thôn, bản. Các hủ tục lạc hậu bước đầu được loại bỏ dần, các phong tục truyền thống tốt đẹp của từng dân tộc đang dần được khôi phục.

2. Việc thực hiện vận động nhân dân các dân tộc vùng cao cải tạo tập quán lạc hậu; thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội

Thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TW của Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII; Quyết định số 305/2002/QĐ-UB, ngày 26/7/2002 của UBND tỉnh Lào Cai về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và các hoạt động tín ngưỡng tại nơi thờ tự trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Thông qua công tác tuyên truyền, vận động tình hình tư tưởng của cán bộ chiến sỹ, công nhân viên chức, và mọi tầng lớp nhân dân được nâng lên rõ rệt, ý thức trong việc chấp hành về việc cưới, việc tang, lễ hội, bài trừ các hủ tục mê tín dị đoan cơ bản được khắc phục thể hiện rõ trong mọi lĩnh vực đời sống tinh thần của nhân dân được dân chủ cởi mở, hạn chế được nhiều hiện tượng tiêu cực ăn theo trong các dịch vụ ma tang, cưới xin, lễ hội. Vệ sinh môi trường được đảm bảo, tiết kiệm được thời gian và tiền bạc. Đặc biệt là tỉnh và một số huyện đã xây dựng thành các đề án nhằm từng bước xóa bỏ những hủ tục lạc hậu xây dựng cuộc sống văn minh lịch sự. Phong trào phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo được đông đảo quần chúng nhân dân ủng hộ, thực hiện tốt cuộc vận động toàn dân xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, tôn trọng, phát huy, giữ gìn nét đẹp văn hóa bản sắc dân tộc, tình làng nghĩa xóm được thắt chặt, thông các hoạt động từ thiện tương thân, tương ái, giúp trong trong hoạn nạn khó khăn, góp phần củng cố khối địa đoàn kết toàn dân, niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý điều hành của nhà nước được củng cố, góp phần thiết thực trong công cuộc phát triển kinh tế nâng dần mức hưởng thụ văn hóa tinh thần trong nhân dân.

Thực hiện Đề án 17- ĐA/TU, ngày 27/11/2015 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh  Lào Cai về “Tiếp tục đổi mới công tác chính trị tư tưởng và tuyên truyền vận động tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016 - 2020”; Kết luận số 368- KL/TU, ngày 03/10/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TW ngày12/01/1998 của Bộ Chính trị khóa VIII về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội. Ban Dân vận Tỉnh ủy đã tham mưu Tỉnh ủy Lào Cai ban hành Kế hoạch số 158-KH/TU, ngày 26/7/2018 về cải tạo một số tập quán lạc hậu trong các dân tộc trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018-2020. Theo đó, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong nhân dân nhất là tuyên truyền, phổ biến thực hiện Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng, Chống bạo lực gia đình, Luật Trẻ em, Luật Hình sự, Luật tố tụng hình sự..., các hành vi vi phạm về hôn nhân gia đình, xâm hại trẻ em, xâm hại người dưới 16 tuổi. Biên soạn các tài liệu tuyên truyền theo hướng ngắn gọn, phù hợp với từng nhóm đối tượng, dân tộc để tuyên truyền, phổ biến, định hướng cho nhân dân không vi phạm các quy định của Nhà nước trong đời sống hằng ngày, trong tổ chức việc cưới, việc tang; tổ chức các lễ hội của địa phương, dân tộc. Xây dựng các phiên tòa giả định, hồ sơ xét xử để tuyên truyền về các nội dung theo yêu cầu của địa phương như về tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, các tập quán không phù hợp với các quy định của pháp luật. Tổ chức thực hiện tốt các hương ước thôn, bản lấy việc tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục là chính gắn với xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

3. Thực hiện phong trào toàn dân xây dựng đời sống văn hóa gắn với nhiệm vụ chuyên môn khác

Cụ thể, hàng năm Ban Dân vận Tỉnh ủy đã xây dựng kế hoạch và tổ chức tuyên truyền xây dựng nông thôn mới, tổ chức tập huấn công tác dân vận, công tác tôn giáo, Quy chế dân chủ; tổ chức tập huấn cho người uy tín tại các huyện, thành phố. Tổ chức hội nghị gặp mặt người uy tín theo nhóm dân tộc (dân tộc Mông, Dao và nhóm Tày, Nùng, Giáy, Phù Lá). Thành phần các lớp tập huấn, tuyên truyền là cán bộ chủ chốt cấp xã, bí thư chi bộ, thành viên các tổ tuyên vận; đại biểu là người uy tín trong cộng đồng thầy mo, thầy cúng, trưởng dòng họ; già làng, trưởng thôn, Ban công tác mặt trận, chi hội phụ nữ, chi đoàn thanh niên, đại diện các hộ dân; thôn đội trưởng các thôn có tôn giáo. Nội dung: Tuyên truyền vận động nhân dân cải tạo các tập tục lạc hậu trong việc cưới, việc tang, lễ hội và trong sinh hoạt đời sống, xây dựng đời sống văn hóa, vận động nhân dân cải tạo vệ sinh môi trường nông thôn; ngăn chặn tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống; tình trạng phụ nữ bỏ đi khỏi địa phương, xuất cảnh lao động trái pháp luât; Những nội dung cơ bản và những điểm mới của Luật tín ngưỡng tôn giáo, thủ tục hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng tôn giáo đối với cấp huyện và xã, thông tin một số tình hình tôn giáo và kinh nghiệm trong giải quyết vấn đề tôn giáo; công tác dân vận trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và công tác tranh thủ, phát huy vai trò người uy tín trong vận động nhân dân cải tạo tập quán lạc hậu; phát huy dân chủ trong xây dựng nông thôn mới; hướng dẫn xây dựng và thực hiện mô hình “Dân vận khéo” trên các lĩnh vực.

Hàng năm, phối hợp với Ban cán sự UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện chương trình phối hợp thực hiện công tác dân vận; Phối hợp với Bộ chỉ huy quân sự tỉnh tổ chức Hội nghị Ban chỉ đạo điều hành phối hợp hoạt động công tác dân vận giữa BCH Quân sự tỉnh với MTTQ và các đoàn thể chính trị xã hội tỉnh tại các xã thuộc các huyện trong tỉnh. Phối hợp với Trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai, với Phân viện Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn về công tác vận động quần chúng khoảng 800 sinh viên mỗi năm; Phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy triển khai thực hiện Đề án số 17, thực hiện công tác tuyên vận. Chỉ đạo Ban Dân vận các huyện, thành phố phối hợp với Phòng giáo dục và đào tạo huyện, thành phố tổ chức hội nghị tập huấn công tác dân vận cho hàng chục ngàn lượt cán bộ là quản lý các trường và giáo viên thôn, bản. Mỗi năm ban hành 6.000 cuốn “Bản Tin Dân vận” làm tài liệu tuyên truyền tại cơ sở trong đó có lồng gắn với tuyên truyền tới nhân dân nội dung phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa.

Bên cạnh kết quả đạt được, tuy nhiên vẫn còn xảy ra tình trạng phụ nữ bỏ đi khỏi địa phương, lao động xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc làm thuê gia tăng, tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, tình hình tội phạm cướp của, giết người, mua bán người, mua bán trái phép chất ma túy, lạm dụng tình dục,…trên địa bàn tỉnh. Hoạt động tuyên truyền đạo trái pháp luật ngày càng tinh vi, tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp cũng là những vấn đề quan tâm, đáng lo ngại làm ảnh hưởng đến tư tưởng và đời sống của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh, cũng như ảnh hưởng đến việc triển khai và kết quả thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.

Để phong trào tiếp tục đạt hiệu quả trong thời gian tới, cần thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau:

1. Nâng cao trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục triển khai thực hiện nội dung Kết luận số 51-KL/TW của Bộ Chính trị (khoá X) về thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TW của Bộ Chính trị (khoá VIII); Chỉ thị số 33-CT/TU ngày 30/10/2017 của Tỉnh ủy Lào Cai về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cấp ủy, chính quyền các cấp trong việc phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Lào Cai; Kế hoạch số 158-KH/TU, ngày 26/7/2018 của Tỉnh ủy Lào Cai về cải tạo một số tập quán lạc hậu trong các dân tộc trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018-2020.

2. Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, các cơ quan phối hợp hoạt động công tác dân vận đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức trong cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia hưởng ứng và góp phần thực hiện có hiệu quả phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa năm 2020.

3. Xây dựng các mô hình “Dân vận khéo” về cải tạo một số tập quán lạc hậu trong các dân tộc trên địa bàn tỉnh.

4. Tăng cường đẩy mạnh công tác tuyên truyền, kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, xây dựng nếp sống văn hoá, bài trừ tệ nạn xã hội và các hủ tục lạc hậu trong đời sống của nhân dân.

5. Thực hiện tốt chế độ khen thưởng tôn vinh người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến trong việc thực hiện cải tạo một số tập quán lạc hậu./.

Thảo Nguyên
Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập