Công tác dân vận tham gia thúc đẩy bình đẳng giới tại các địa bàn khó khăn
Lượt xem: 101

 

          Xác định công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân, nhất là Nhân dân tại các địa bàn khó khăn nâng cao nhận thức về bình đẳng giới là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần thực hiện có hiệu quả công tác bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh. Hệ thống dân vận các cấp luôn nắm chắc tình hình cơ sở, chủ động, tích cực tham mưu cho cấp uỷ chỉ đạo những vấn đề liên quan đến bình đẳng giới phát sinh ở cơ sở, trong đó có các hủ tục lạc hậu về giới, về hôn nhân và gia đình trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số... Cụ thể, trước thực trạng phụ nữ ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số bỏ đi khỏi địa phương, nguyên nhân được xác định là do đời sống còn quá khó khăn cùng với những hủ tục lạc hậu về giới, người phụ nữ luôn phải chịu những thiệt thòi trong cuộc sống gia đình; do đó, người phụ nữ bỏ nhà đi (hoặc bị dụ dỗ, lôi kéo) như là một cách tìm lối thoát cho bản thân; tuy nhiên, đã để lại những hệ lụy rất nghiêm trọng cho gia đình, cộng đồng và xã hội…. Để kịp thời ngăn chặn tình trạng này, Ban Dân vận Tỉnh uỷ đã tham mưu Tỉnh uỷ ban hành Chỉ thị số 21-CT/TU, ngày 25/5/2012 về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống, ngăn chặn phụ nữ bỏ đi khỏi địa phương” và Đề án số 01-ĐA/TU về “Một số giải pháp phòng, chống tình trạng phụ nữ bỏ đi khỏi địa phương, giai đoạn 2012-2015”. Theo đó, công tác phòng, chống phụ nữ đi bỏ đi khỏi địa phương được quan tâm đẩy mạnh thực hiện với sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị cùng với các giải pháp đồng bộ, trong đó đặc biệt chú trọng công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức cho người dân về bình đẳng giới, bạo lực gia đình; tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao cảnh giác trước những phương thức, thủ đoạn hoạt động của các loại tội phạm, đặc biệt là tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em và các đối tượng dụ dỗ, rủ rê phụ nữ bỏ đi khỏi địa phương, lấy chồng ngước ngoài trái pháp luật. Tại các địa bàn biên giới, cấp uỷ, chính quyền tổ chức tuyên truyền, vận động thực hiện ký cam kết giữa các thôn, bản với các dòng họ, từng dòng họ với các gia đình, giao ước thi đua xây dựng gia đình, địa bàn dân cư không có phụ nữ bỏ đi khỏi địa phương, nhất là các xã trọng điểm... Đồng thời, đẩy mạnh thực hiện xây dựng và nhân rộng các mô hình “Dân vận khéo” trong phòng, chống phụ nữ bỏ đi như: Mô hình“Hội phụ nữ tự quản”, “Thôn bản không có phụ nữ bỏ đi khỏi địa phương”, “Thôn, bản bình yên, gia đình hạnh phúc”, câu lạc bộ “Không có phụ nữ bỏ đi khỏi địa phương”,... Thông qua các hoạt động tuyên truyền, vận động đa dạng, phong phú, phù hợp với điều kiện thực tế góp phần nâng cao nhận thức của phụ nữ và cộng đồng, số chị em phụ nữ bỏ đi khỏi địa phương đã có chiều hướng giảm rõ rệt qua các năm.

Cũng nằm trong các hủ tục lạc hậu có liên quan đến bình đẳng giới, đó là tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, đây là tình trạng còn tồn tại nhiều trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, để lại nhiều hệ lụy về sức khỏe sinh sản của phụ nữ, đặc biệt là làm suy giảm chất lượng dân số, ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực, là một trong những rào cản đối với sự phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số nói riêng và sự phát triển bền vững của tỉnh nói chung. Đặc biệt, những năm gần đây thực trạng này có chiều hướng gia tăng, trước thực trạng trên, Ban Dân vận Tỉnh uỷ đã phối hợp với các ngành chức năng tham mưu Tỉnh uỷ ban hành Chỉ thị số 33-CT/TU ngày 30/10/2017 về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cấp ủy, chính quyền các cấp trong công tác phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Lào Cai ”, chỉ đạo các cấp, các ngành đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, cán bộ đảng viên và nhân dân về công tác phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Bên cạnh đó cần chú trọng  đổi mới nội dung và phương thức tuyên truyền phù hợp với thực tế của từng địa phương, từng đối tượng; trong đó các cấp, các ngành, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, các địa phương đã tập trung tuyên truyền, phổ biến Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng chống bạo lực gia đình, Quyết định 498/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2025” với nhiều hình thức đa dạng, phong phú về hệ lụy xấu của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; tăng cường nắm tình hình cơ sở, tổ chức nhiều hoạt động hướng về cơ sở thông qua việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị; phối hợp tổ chức tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân chấp hành pháp luật thông qua các buổi sinh hoạt, hội nghị tuyên vận, qua tiếp xúc, đối thoại, các buổi họp thôn... Phối hợp và giải quyết kịp thời các vụ việc phát sinh tại cơ sở; phát hiện và tổ chức tuyên truyền, vận động các gia đình có dấu hiệu tổ chức tảo hôn; xử lý vi phạm đối với các trường hợp tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và các hộ gia đình cho con, em tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống theo quy định của pháp luật và quy ước, hương ước thôn bản... Ngoài ra, các cấp, các ngành phối hợp triển khai xây dựng các Mô hình điểm về phòng, chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống tại các huyện, thị xã, thành phố: “Tổ phụ nữ không có con tảo hôn”; câu lạc bộ “Tiền hôn nhân”; câu lạc bộ “Nói không với tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống”; đội tuyên truyền “Phòng, chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống”; câu lạc bộ “Không cưới tảo hôn”; diễn đàn “Thanh niên với vấn đề tảo hôn, kết hôn cận huyết thống và chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên”..., qua đó nâng cao nhận thức trách nhiệm trong việc thực hiện công tác phòng, chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho Nhân dân.

Có thể khẳng định, công tác dân vận đã có những đóng góp tích cực trong việc thay đổi nhận thức về bình đẳng giới và công tác bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh. Trong thời gian tới, tiếp tục thực hiện tốt công tác tham mưu cho cấp uỷ chỉ đạo các cấp, các ngành chú trọng quan tâm thực hiện công tác phòng chống phụ nữ bỏ đi khỏi địa phương; phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống; ngăn chặn kịp thời nguy cơ phụ nữ bị bạo lực gia đình và bị mua bán, xoá bỏ tình trạng phụ nữ sinh con tại nhà, phụ nữ sinh con trước 18 tuổi. Hướng dẫn xây dựng và phát huy hiệu quả của các mô hình “Dân vận khéo” về bình đẳng giới, tạo sức lan toả sau rộng trong cộng đồng xã hội.

 

Thanh Bình ​
Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập