Hội nông dân huyện Bảo Thắng tích cực thi đua sản xuất kinh doanh giỏi
Lượt xem: 596

Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững do Hội Nông dân Việt Nam phát động đến nay đã có sức lan tỏa rộng lớn, thu hút hàng nghìn hộ nông dân tham gia, trở thành động lực quan trọng để phát triển kinh tế, xã hội nông thôn; phong trào đã góp phần đưa nông nghiệp của tỉnh Lào Cai nói chung và huyện Bảo Thắng nói riêng phát triển và đạt được những thành tựu to lớn về sản xuất theo hướng hàng hóa, chất lượng, giá trị, hiệu quả. Đặc biệt trong những giai đoạn khó khăn do ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế toàn cầu, dịch bệnh sảy ra phức tạp trên người và vật nuôi như trong thời gian qua, nhưng kinh tế nông thôn vẫn có nhiều khởi sắc theo hướng hiện đại, văn minh, đời sống vật chất tinh thần của nông dân được cải thiện.

Từ thực tế sinh động của phong trào, 5 năm qua (2015-2020) huyện Bảo Thắng đã có 3.546 hộ nông dân SXKD giỏi điển hình trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, đó là những nông dân năng động, sáng tạo, không cam chịu đói nghèo, dám nghĩ, dám làm, dũng cảm đương đầu với thất bại và với nhiều khó khăn do thiên tai gây ra, đã có nhiều cách làm sáng tạo, độc đáo để làm giàu cho gia đình, xã hội và giúp đỡ nhiều hộ nông dân khác xóa đói, giảm nghèo vươn lên khá giàu. Nhiều hộ có qui mô sản xuất lớn, thu hút hàng chục lao động, cho thu nhập mỗi năm hàng tỷ đến hàng chục tỷ đồng, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Huyện Bảo Thắng giai đoạn 2015-2020. Trong đó thể hiện bằng kết quả như: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt 13,55%; Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 22,8 triệu đồng lên 48,3 triệu đồng. Giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đạt trên 1.700 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân đạt 6,11%/năm. Giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích canh tác đạt 80 triệu đồng/ha. Hình thành vùng sản xuất hàng hoá như: Vùng lúa cao sản 600 ha; ngô hàng hoá 800 ha; vùng cây ăn quả 1.280 ha; Diện tích thủy sản 728 ha; Chăn nuôi phát triển theo hướng tập trung với 420 trang trại chiếm 74% tổng số trang trại toàn tỉnh, tập trung ở các xã: Phú Nhuận, Gia Phú, Xuân Quang, Thái Niên... Huyện đã xây dựng được 15 sản phẩm OCOP và các mô hình rau hoa, ứng dụng công nghệ cao.

Đạt được kết quả trên, ngoài sự nỗ lực của các hộ SXKD giỏi của huyện Bảo thắng, Cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở cũng đã xác định việc chỉ đạo thực hiện Phong trào SXKD giỏi là nhiệm vụ quan trọng, nòng cốt trong phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện, do vậy phải có hệ thống quản lý tốt thì mới thực hiện được tuyên truyền chỉ đạo tốt, từ đó huyện đã tập trung chỉ đạo rõ nét từ việc thành lập BCĐ, thường xuyên kiện toàn BCĐ để thực hiện các nhiệm vụ tuyên truyền, triển khai các chủ trương chính sách của đảng và nhà nước, chỉ đạo các hoạt động sát đúng với yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội của huyện trong 5 năm qua.

Trong 5 năm qua, các cấp ngành huyện Bảo Thắng thực hiện 37 cuộc đối thoại với nhân dân để lắng nghe, tiếp thu những tâm tư nguyện vọng của nhân dân để chỉ đạo giải quyết. MTTQ và các đoàn thể huyện tổ chức 20 hội nghị đối thoại trực tiếp với hội viên, đoàn viên của mình từ cơ sở để lắng nghe, tiếp thu ý kiến, kiến nghị trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và đã thực hiện tốt việc giải thích, tuyên truyền, tư vấn cho hội viên của mình những chủ trương chính sách phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế để họ tham gia thực hiện các chương trình dự án đầu tư phát triển kinh tế của tỉnh, huyện hướng được đích đến là làm giàu chính đáng, hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, mỗi đoàn thể chính trị xã hội đều có các phong trào riêng phát động đến hội viên, đoàn viên như: phong trào của Ủy Ban MTTQ huyện về việc thực hiện cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư"; Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho nhân dân; Phong trào Hội CCB làm kinh tế giỏi; Phong trào lao động sáng tạo và phát triển kinh tế xã hội của Đoàn Thanh niên; Mô hình 2-3 phụ nữ khá, giàu giúp đỡ 1 hộ gia đình phụ nữ thoát nghèo, mô hình nhà sạch vườn đẹp của Hội Phụ nữ. Phong trào thi đua " Nông dân SXKD giỏi, đoàn kết giúp nhau làm gàu và giảm nghèo bền vững" của Hội Nông dân.

Trong công tác phối hợp: các ban, ngành, đoàn thể và các xã, TT đã phối hợp tốt tổ chức 562 lớp tập huấn, chuyển giao tiến bộ KHKT cho trên 32.000 lượt hộ nông dân; 42 lớp dạy nghề cho 1.344 người; cung cấp 56.200 tờ rơi; cung ứng trên 2.000 tấn giống lúa ngô; trên 19.700 tấn phân bón các loại. Phối hợp với Ngân hàng NNo&PTNT, NHCSXH huyện thực hiện tốt công tác khảo sát, hướng dẫn cho hội viên, đoàn viên vay vốn được kịp thời và sử dụng vốn đúng mục đích. Các nhà máy, hợp tác xã, doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế đã có nhiều chương trình giúp đỡ và thực hiện CSXH của Nhà nước đối với các hộ nông dân như: Tạo việc làm cho lao động nhàn rỗi ở vùng nông thôn, đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ là con em các dân tộc thiểu số, xây dựng nhà tình nghĩa, tình thương, đầu tư hỗ trợ vốn, kỹ thuật cho nông dân…

Sau 5 năm, nhân dân huyện Bảo Thắng cũng đã có sự thay đổi về nhận thức, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn với thị trường, đã hình thành vùng chè, lúa, ngô, chuối cấy mô, vùng rau thâm canh hàng hóa, vùng cây ăn quả na, chanh, nhãn, bưởi Làng Múc, bưởi da xanh...làm phong phú và bổ sung vào cơ cấu cây trồng của huyện. Mỗi hộ sản xuất kinh doanh giỏi đều đã phát huy được tiềm năng, thế mạnh về đất đai, lao động, vốn, tính sáng tạo trong sản xuất kinh doanh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống; đồng thời, là những hộ đi đầu, gương mẫu trong việc chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và các quy định ở địa phương nơi cư trú.

Đạt được kết quả đó, huyện Bảo Thắng rút ra 5 bài học kinh nghiệm sau:

Một là: Phải thực hiện tốt công tác tuyên truyền vận động, phát động tổ chức thực hiện phong trào thi đua, phù hợp với điều kiện của từng địa phương. Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, làm tốt công tác thi đua khen thưởng động viên các hộ, thôn, tổ dân phố, xã, thị trấn điển hình. Thực hiện tốt việc sơ kết, tổng kết đánh giá và nhân rộng các mô hình điển hình.

Hai là: Nơi nào được sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền, lãnh chỉ đạo sát sao và thường xuyên tổ chức phát động phong trào, huy động đông đảo các cơ quan, ban ngành đoàn thể, doanh nghiệp HTX tham gia, luôn bám sát vào định hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện, của xã, TT vào điều kiện thực tiễn ở địa phương. Thường xuyên, đổi mới công tác tuyên truyền giáo dục, làm thay đổi nhận thức, nắm bắt kịp thời tâm tư nguyện vọng và chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nông dân, thì nơi đó phong trào phát triển mạnh mẽ.

Ba là: Tận dụng các nguồn đầu tư của các chương trình dự án về xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện cho nhân dân phát triển SX, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Khai thác tối đa tiềm năng thế mạnh của từng thôn, tổ dân phố, từng hộ dân.

Bốn là: Phát huy nội lực trong nhân dân, cần cù, năng động, sáng tạo trong lao động SX, tận dụng khai thác tiềm năng sẵn có của gia đình và của địa phương.

Năm là: Nâng cao nhận thức của cán bộ và nhân dân đối với phong trào, mỗi cán bộ đảng viên trực tiếp tại cơ sơ phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, gương mẫu đi đầu trong phong trào, phân công cụ thể từ 3 - 4 hộ khá giàu giúp đỡ một hộ nghèo để vươn lên thoát nghèo. Hàng năm tổ chức tốt hội nghị đối thoại giữa hộ SXKD giỏi với các hộ nông dân để họ trao đổi kinh nghiệm cách thức làm ăn.

 Phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi đã góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, thực hiện kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững; đời sống vật chất và tinh thần cư dân nông thôn từng bước được nâng lên, góp phần cùng nhà nước xây dựng hạ tầng giao thông nông thôn, chung tay xây dựng nông thôn mới. 

Gia Lâm
Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập