Hội Nông dân tỉnh Lào Cai tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động
Lượt xem: 565
   Trong những năm qua, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh đã xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai quán triệt, thực hiện Kết luận 62-KL/TW, ngày 08/12/2009 của Bộ Chính trị “Về tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội” đến Ban Chấp hành Hội Nông dân 9/9 huyện, thành phố và 164/164 cơ sở Hội và hội viên, nông dân trong toàn tỉnh nắm vững 6 nội dung của Kết luận 62, giúp cho cán bộ, hội viên, nông dân nhận thức đúng về Đảng lãnh đạo tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của tổ chức Hội Nông dân đây là yêu cầu nhiệm vụ, là động lực hoạt động của các cấp Hội nhằm xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tích cực xây dựng nông thôn mới.

         Hội luôn nhận được sự lãnh đạo trực tiếp của cấp ủy Đảng, phối hợp chặt chẽ với chính quyền các cấp trong triển khai các phong trào thi đua sản xuất giỏi, xây dựng nông thôn mới, nêu cao vai trò trách nhiệm của Hội trong tham gia quản lý nhà nước quản lý xã hội nhằm phát huy vai trò làm chủ của nông dân trong mặt trận sản xuất nông nghiệp, tạo sự gắn bó mật thiết và đồng thuận giữa nông dân với cấp ủy Đảng, chính quyền thông qua tổ chức Hội. Các cấp ủy Đảng thường xuyên giám sát, kiểm tra việc tổ chức thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác dân vận nói chung và công tác Hội Nông dân nói riêng được quan tâm đúng mức, nhất là Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

         Theo đó, năm 2010 tổng số hội viên toàn tỉnh là 78.130 hội viên/103.797 tổng số hộ nông nghiệp nông thôn, chiếm 75,3% tổng số hộ nông nghiệp nông thôn. Đến cuối năm 2018 là 96.982 hội viên/123.000 hộ nông nghiệp nông thôn, chiếm 78% tổng số hộ nông nghiệp nông thôn; trong 10 năm số hội viên tăng là 18.852 hội viên. Về phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh (SXKD) giỏi: Năm 2010 số hộ đăng ký là 20.975 hộ, trong đó số hộ đạt danh hiệu hộ SXKD giỏi là 19.783 hộ, chiếm 19,06% so với tổng số hộ nông nghiệp nông thôn. Năm 2018 số hộ đăng ký là 35.895 hộ, trong đó số hộ đạt danh hiệu hộ SXKD giỏi là 15.272 hộ, chiếm 12,34% so với tổng số hộ nông nghiệp nông thôn (nguyên nhân giảm số hộ SXKD giỏi là áp theo tiêu chí mới, Quy định số 944-QĐ/HNDTW, ngày 19/4/2014).

         Về phong trào nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới: Trong 10 năm qua đã có hàng nghìn hội viên đóng góp ý kiến trong quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch xây dựng nông thôn mới, hiến 100,8 ha đất để làm đường giao thông và các công trình công cộng phúc lợi khác, đóng góp 850.978 ngày công lao động, ủng hộ trên 72 tỷ đồng, làm mới và sửa chữa 2.605km đường giao thông liên thôn, sửa chữa, nạo vét 1.245 km kênh mương, làm được 9.504 chuồng trại nuôi nhốt gia súc, 11.865 nhà vệ sinh, nông dân đối ứng 29 tỷ đồng lắp đặt 2.800 hầm bể Biogas để xử lý chất thải chăn nuôi. Đến năm 2018 đã có 36/143 xã hoàn thành 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, có 62 thôn đạt tiêu chí xây dựng nông thôn mới, có 17 thôn đạt thôn kiểu mẫu.

          Phong trào nông dân tham gia đảm bảo quốc phòng an ninh: Các cấp Hội đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, hội viên, nông dân về nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; nêu cao tinh thần cảnh giác với diễn biến hòa bình và chia rẽ dân tộc, tôn giáo. Hội đã chủ động ký kết chương trình phối hợp hoạt động với Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh tuyên truyền, vận động hội viên nông dân thực hiện các chủ trương của Đảng, Nhà nước về nhiệm vụ quốc phòng an ninh, tích cực động viên con em nông dân thực hiện tốt nghĩa vụ quân sự, dân quân tự vệ và các chính sách hậu phương quân đội, giúp đỡ gia đình thương binh, liệt sỹ, bà mẹ Việt Nam anh hùng, người có công với cách mạng; Phối hợp với Công an tỉnh tổ chức có hiệu quả phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, xây dựng các mô hình nông dân tự quản, tham gia hòa giải các mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ nông thôn, hạn chế khiếu kiện đông người, vượt cấp gây mất an ninh trật tự nông thôn; phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh tổ chức 40 lớp tập huấn cho 2.476 cán bộ, hội viên về xây dựng, củng cố các điểm sáng biên giới, nông dân tham gia tuần tra bảo vệ đường biên mốc giới, phòng chống tội phạm, vượt biên trái phép, thực hiện các hoạt động giao lưu vùng biên giới, xây dựng môi trường biên giới hòa bình hữu nghị, ổn định phát triển toàn diện.

           Hoạt động dịch vụ, tư vấn, dạy nghề, trợ giúp pháp lý cho nông dân: Xây dựng và triển khai Đề án Quỹ Hỗ trợ nông dân, trong 10 năm qua đã thực hiện được 128 lượt dự án, với số vốn quay vòng là 28,48 tỷ đồng giúp cho 2.292 hộ vay, giải quyết được 3.092 lao động có công ăn việc làm, có thu nhập từ 25- 40 triệu đồng/năm; phối hợp và tín chấp với Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh và Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh cho nông dân vay 1.700 tỷ đông để phát triển sản xuất, nợ xấu, nợ quá hạn trong giới hạn 0,09%.

Nâng cao chất lượng các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội; chăm lo và bảo vệ lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên, hội viên và nhân dân. Đổi mới hình thức tập hợp nông dân theo hình thức sinh hoạt câu lạc bộ, nhóm sở thích, cùng chung chí hướng làm kinh tế cải thiện đời sống như Đề án 24 của Trung ương Hội về “Xây dựng chi, tổ hội nghề nghiệp”, Ban Chấp hành Trung ương Hội có Nghị quyết số 34-NQ/HNDTW về thực hiện 3 nhiệm vụ trọng tâm, vận động nông dân phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, thâm canh tăng vụ, nâng cao chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm từng bước xây dựng thương hiệu sản xuất gắn với thị trường, xây dựng mô hình vùng hàng hóa tập trung để nông dân dễ học tập nhân ra diện rộng. Từ những việc làm thiết thực hiệu quả hàng năm tỷ lệ phát triển hội viên đạt trên 2% theo Đề án 24 của Tỉnh ủy.

         Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, vận động sử dụng hình ảnh trực quan tổ chức tham quan các cá nhân, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh giỏi để tư vấn hướng dẫn nông dân tham gia xây dựng nông thôn mới theo 5 nhiệm vụ và các phong trào thi đua chuyên đề của tỉnh phát động, nhiệm vụ số một là phát triển sản xuất nâng cao chất lượng cuộc sống, giữ vững an ninh nông thôn, đăng ký vận động nông dân thực hiện bảo vệ môi trường nông thôn: trồng cây xanh, làm nhà tiêu, làm chuồng nuôi gia súc hợp vệ sinh, vận động hội viên là đảng viên cán bộ chi Hội gương mẫu làm trước để hội viên nông dân làm theo.

          Công tác kiện toàn tổ chức bộ máy, đổi mới chính sách, chế độ đối với cán bộ Hội Nông dân, đáp ứng yêu cầu đổi mới. Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, luân chuyển cán bộ được cấp ủy quan tâm hướng dẫn chỉ đạo đôn đốc đặt công tác cán bộ Hội Nông dân trong công tác cán bộ của Đảng, công tác bồi dưỡng cán bộ nữ, cán bộ dân tộc thiểu số ngày càng được quan tâm chú trọng trong công tác cán bộ Hội, số lượng cán bộ nữ, cán bộ dân tộc thiểu số tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và cơ quan chuyên trách Hội Nông dân cấp tỉnh và cấp huyện nhiệm kỳ sau cao hơn nhiệm kỳ trước. Cán bộ Hội cơ sơ sở thường xuyên được kiện toàn trên cơ sở tiêu chuẩn quy định; 164/164 = 100% cơ sở Hội và 100% chi Hội được củng cố kiện toàn là lực lượng nòng cốt tuyên truyền vận động nông dân tham gia xây dựng nông thôn mới.

          Tăng cường công tác dân vận của chính quyền các cấp; thể chế hóa cơ chế phối hợp giữa chính quyền các cấp với Hội Nông dân. Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trong những năm qua Hội Nông dân các cấp triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 38/2011/QĐ-UBND ngày 20/10/2011 của UBND tỉnh Lào Cai  về việc ban hành quy chế phối hợp hoạt động và mối quan hệ công tác giữa UBND tỉnh Lào Cai và Hội Nông dân tỉnh Lào Cai đến nay có 9/9 = 100% huyện, thành phố đều có quyết định ban hành quy chế phối hợp và mối quan hệ công tác giữa chính quyền với Hội Nông dân, giúp cho hoạt động công tác Hội và mối quan hệ giữa hội viên, nông dân với chính quyền.

          Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Hội Nông dân. Qua hoạt động xây dựng tổ chức Hội và phong trào nông dân các cấp Hội được sự quan tâm lãnh đạo sâu sát của cấp ủy và người đứng đầu nêu cao tinh thần trách nhiệm thường xuyên tiếp xúc đối thoại trực tiếp với hội viên, nông dân nhất là những nơi có biểu hiện dấu hiệu điểm nóng đã có tác động tích cực đến người dân khi được người đứng đầu cấp ủy, chính quyền giải thích, động viên, chia sẻ khó khăn của hội viên, nông dân.

Chủ động tham mưu Tỉnh ủy tham mưu tổ chức thực hiện Đề án 24 về “Nâng cao năng lực, đổi mới nội dung và phương thức hoạt động công tác vận động quần chúng giai đoạn 2011-2015 và UBND tỉnh tổ chức thực hiện Kết luận số 61-KL/TW, ngày 03/12/2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Quyết định số 673/QĐ-TTg, ngày 10/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ bằng Kế hoạch số 119/KH-UBND ngày 16/10/2012 về triển khai thực hiện Quyết định 673/QĐ-TTg ngày 10/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Lào Cai, Chủ động ký kết chương trình phối hợp liên ngành với 18 sở, ngành của tỉnh nhằm phối hợp hoạt động, tháo gỡ khó khăn cho sơ sở trong thực hiện các cơ chế, chính sách đối với nông dân.

      Hoạt động công tác Hội và phong trào nông dân các xã vùng cao vùng đặc biệt khó khăn đổi mới công tác hoạt động còn chậm. Một số cán bộ Hội cơ sở chưa nhận thức đầy đủ về nhiệm vụ công tác Hội, chưa phát huy được vai trò tham mưu với cấp ủy, chính quyền; năng lực tuyên truyền, vận động chưa kịp thời…Do điều kiện kinh tế, xã hội và trình độ dân trí không đồng đều nên triển khai thực hiện Kết luận 62 của Bộ Chính trị trong các cấp Hội còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng nhất là cơ sở vùng đặc biệt khó khăn. Một số cơ sở cấp ủy chưa nghiên cứu kỹ điều lệ của Hội Nông dân Việt Nam nên trong lãnh đạo, chỉ đạo chưa sâu, chưa sát với quy định của của tổ chức Hội. Đồng thời một số cán bộ Hội Nông dân cơ sở chưa chủ động tham mưu đề xuất giúp cấp ủy.

       Trong thời gian tới cần thực hiện tốt các giải pháp chủ yếu sau: Tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách, pháp luật về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; về mục tiêu, nhiệm vụ và phong trào trọng tâm của tỉnh về xây dựng nông thôn mới; tuyên truyền, phổ biến những mô hình sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, những kinh nghiệm hay, cách làm sáng tạo, các gương điển hình tiên tiến của các tập thể, cá nhân để nhân rộng.

       Xây dựng, củng cố tổ chức Hội các cấp vững mạnh theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ, tư vấn, dạy nghề và hỗ trợ nông dân làm động lực để tập hợp nông dân vào Hội, chú trọng phát triển hội viên là các chủ trang trại, hộ kinh doanh, chế biến tiêu thụ nông, lâm, thủy sản, các doanh nghiệp, Hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn.

         Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Hội các cấp, quan tâm đội ngũ cán bộ ở cơ sở, cán bộ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số nhằm đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của công tác Hội và phong trào nông dân.

        Phối hợp với Mặt trận tổ quốc và các tổ chức thành viên thực hiện Quyết định 218- QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị quy định về việc Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền./.

 Tác giả: Lý Phúc Tân
Lý Phúc Tân
Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập