Các cấp Công đoàn tỉnh Lào Cai tăng cường, đổi mới công tác dân vận trong tình hình mới
Lượt xem: 895

Trong những năm qua, các cấp Công đoàn trong tỉnh đã bám sát chủ tr¬ương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nư¬ớc và nhiệm vụ được giao để đề ra những biện pháp và định hư¬ớng chỉ đạo tăng cường, đổi mới công tác dân vận trong tình hình mới. Việc thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 16 tháng 5 năm 2016 của Thủ tướng “Về tăng cường và đổi mới công tác dân vận trong cơ quan hành chính nhà nước, chính quyền các cấp trong tình hình mới” đã góp phần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về công tác dân vận của các cấp công đoàn trong tỉnh. 


Trong 5 năm qua, dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy Lào Cai và của Tổng LĐLĐ Việt Nam, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh đã chỉ đạo các cấp công đoàn trên địa bàn tỉnh tuyên truyền phổ biến kịp thời các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác dân vận đến đoàn viên, người lao động; chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác dân vận gắn với thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, nhiệm vụ chính trị của ngành, địa phương; thực hiện tốt chức năng chăm lo, đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; quan tâm giải quyết kịp thời các bức xúc của người lao động ngay tại cơ sở, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của đoàn viên, người lao động; thực hiện tốt công tác tuyên truyền vận động, tạo sự đoàn kết, đồng thuận trong đoàn viên, CNVCLĐ trong thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Đồng thời các cấp công đoàn trong tỉnh phối hợp với chuyên môn và các tổ chức chính trị, xã hội đồng cấp tuyên truyền, vận động CNVCLĐ tiếp tục nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong việc thực hiện tốt công tác dân vận và phong trào thi đua “Dân vận khéo”. Trong 05 năm qua, các cấp công đoàn trên địa bàn tỉnh đã tập trung tuyên truyền thu hút 95% đoàn viên và người lao động tham gia.
Bên cạnh đó, các cấp công đoàn trong tỉnh thông qua việc tổ chức giám sát, tiếp xúc, đối thoại trực tiếp ở cơ sở đã phát huy được tinh thần dân chủ, năng động, sáng tạo của đội ngũ đoàn viên, công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ). Công đoàn các cấp đã trực tiếp lắng nghe ý kiến kiến nghị, đề xuất, tâm tư nguyện vọng của đoàn viên, CNVCLĐ, những khó khăn, vướng mắc ở cơ sở để trực tiếp giải quyết hoặc kiến nghị, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết, tháo gỡ kịp thời. Đây là nhân tố quan trọng tạo cho đoàn viên, CNVCLĐ yên tâm, phấn khởi lao động sản xuất, tăng cường đoàn kết, gắn bó giữa tổ chức Công đoàn với CNVCLĐ, giữa CNVCLĐ với cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, từ đó tạo niềm tin vào tổ chức công đoàn; góp phần hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; hạn chế được tranh chấp lao động, khiếu nại vượt cấp; xây dựng được mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ. 
Mô hình “Dân vận khéo” của các cấp công đoàn trong những năm qua tập trung vào xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp, đây là nhiệm vụ quan trọng giúp cho tổ chức Công đoàn thực hiện tốt hơn chức năng đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của CNVCLĐ. Qua đó, đã có nhiều công đoàn cơ sở tổ chức thương lượng và ký kết những điều khoản có lợi hơn cho NLĐ, từ đó góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của NLĐ, giúp NLĐ yên tâm làm việc, gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, góp phần vào sự phát triển ổn định của doanh nghiệp.. Ngoài ra, công đoàn còn phối hợp với thủ trưởng cơ quan, đơn vị, chủ sử dụng lao động tổ chức cho người lao động khám sức khỏe định kỳ; thăm hỏi NLĐ có hoàn cảnh khó khăn, ốm đau, cải thiện điều kiện lao động, tiêu biểu trong phong trào dân vận khéo là LĐLĐ thị xã Sa Pa, LĐLĐ huyện Si Ma Cai. 

Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động tại thị xã Sa Pa

Điểm nhấn của mô hình “ Dân vận khéo” của tổ chức Công đoàn đó là các mô hình thực hiện chức năng đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng cho CNVCLĐ. Các cấp Công đoàn đã chủ động xây dựng kế hoạch và phối hợp các ngành, đoàn thể giám sát thực hiện chính sách pháp luật, tham gia đoàn liên ngành kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách lao động, tiền lương, BHXH, BHYT, BHTN, công tác an toàn vệ sinh lao động, ký kết thỏa ước lao động tập thể… LĐLĐ tỉnh phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội tỉnh đã tiến hành giám sát, kiểm tra 47 đơn vị, doanh nghiệp về việc thực hiện chế độ chính sách liên quan đến người lao động. LĐLĐ tỉnh tổ chức 30 cuộc và công đoàn cấp trên cơ sở tổ chức 24 cuộc tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với cán bộ, đoàn viên Công đoàn, CNVCLĐ trong toàn tỉnh. Qua đó, kịp thời phát hiện những hạn chế, tồn đọng trong thực hiện chính sách lao động ở một số doanh nghiệp, đề xuất, kiến nghị sửa đổi một số chế độ, chính sách không phù hợp. Đặc biệt, LĐLĐ tỉnh Lào Cai đã tuyên truyền, vận động đoàn viên, CNVCLĐ trong toàn tỉnh đóng góp xây dựng Quỹ “Xã hội công đoàn” nhằm chung tay giúp đỡ người lao động có hoàn cảnh khó khăn, không có điều kiện để làm nhà, sửa nhà, mắc bệnh hiểm nghèo… Qua đó tạo động lực để người lao động có hoàn cảnh khó khăn yên tâm phấn đấu vươn lên trong công tác, lao động và sản xuất.

Mô hình “ Dân vận khéo” của tổ chức Công đoàn còn được thể hiện rõ nét trong công tác phát triển đoàn viên và thành lập CĐCS. Liên đoàn Lào động tỉnh đã dành nguồn kinh phí thỏa đáng hỗ trợ cho công tác phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS mới. Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động phát triển đoàn viên và thành lập CĐCS. Động viên, khen thưởng kịp thời cho các tập thể, cá nhân thực hiện tốt công tác phát triển đoàn viên và thành lập mới CĐCS. Trong 5 năm qua từ năm 2016 đến hết năm 2020 đã kết nạp mới được 8.241 đoàn viên, số công đoàn cơ sở được kết nạp là 96 CĐCS. Kết quả đạt được trong công tác dân vận của tổ chức công đoàn được tuyên truyền sâu rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là có nhiều bài viết về phong trào thi đua “ Dân vận khéo” của các cấp công đoàn, các mô hình hay, các điển hình tiên tiến trong phong trào này được nhận rộng, tạo sự lan tỏa. 

Quang cảnh Hội nghị đối thoại với CNVCLĐ huyện Bắc Hà

Nhằm đổi mới công tác dân vận trong tình hình mới và để phong trào thi đua “Dân vận khéo” ngày càng lan tỏa, đồng chí Đỗ Lê Tín, Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh lưu ý thời gian tới, các cấp Công đoàn tiếp tục triển khai có hiệu quả công tác dân vận và phong trào thi đua “Dân vận khéo” gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và các phong trào thi đua của công đoàn phát động. Cùng với đó, định hướng nội dung, mô hình phải tập trung vào giải quyết những việc khó, vấn đề bức xúc, liên quan đến bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của CNVCLĐ; Tích cực đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của các cấp công đoàn chú trọng việc tăng cường xuống cơ sở, nắm bắt kịp thời tư tưởng, tâm tư nguyện vọng của NLĐ, cùng với chuyên môn giải quyết kịp thời những khó khăn của cơ sở. Chủ động phối hợp với chuyên môn đồng cấp, người sử dụng lao động tổ chức hội nghị dân chủ ở tại cơ sở theo quy định của pháp luật. Thường xuyên giám sát việc thi hành pháp luật lao động của các cơ quan nhà nước, việc chấp hành pháp luật của người lao động. Phát huy vai trò của công đoàn trong quá trình đại diện, tham gia tổ chức thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, xây dựng kế hoạch, đối thoại trực tiếp với CNVCLĐ nhằm xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong tình hình mới./.

Nguồn Cổng thông tin LĐLĐ tỉnh
Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập