Hiệu quả thông qua hoạt động Tổ vay vốn do Hội Nông dân quản lý và bài học kinh nghiệm
Lượt xem: 660
Thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Hội, với phương châm tăng cường các hoạt động hỗ trợ nông dân về mọi mặt, lấy khó khăn, bức xúc của nông dân làm trung tâm hoạt động; coi hoạt động hỗ trợ là một trong những phương tiện, công cụ tập hợp nông dân vào Hội để tuyên truyền vận động thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ và phong trào thi đua của tổ chức Hội. Trong những năm qua các cấp Hội Nông dân Lào Cai luôn chủ động sát cánh cùng với Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh tỉnh Lào Cai phối hợp chỉ đạo, tổ chức triển khai cho vay theo các Nghị định 67, Nghị định 41, và nay là Nghị định số 55/CP và 116 của Chính phủ, công tác chỉ đạo bài bản từ khâu ký kết phân định trách nhiệm liên ngành để phổ biến, quán triệt tuyên truyền về quy định của chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn đến hướng dẫn thành lập tổ vay vốn và tổ liên kết vay vốn hỗ trợ vốn vay cho nông dân để đẩy mạnh sản xuất, nâng cao thu nhập và xây dựng nông thôn mới. Số vốn vay thông qua tổ vay vốn do Hội quản lý lên tục gia tăng: Năm 2015 là 782 tỷ, đến cuối năm 2018 đã thành lập được 625 tổ tín chấp và tổ liên kết vay vốn, cho 14.581 thành viên vay, dư nợ đạt 1.039 tỷ đồng, tăng 257 tỷ đồng, chất lượng vay và sử dụng vốn tốt, tỷ lệ nợ quá hạn rất thấp chỉ chiếm 0,7 phần nghìn.

 



Đồng chí Phạm Đăng Bốn, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh phát biểu chỉ đạo tại lớp tập huấn 

Từ nguồn vốn vay quan trọng trên, hội viên, nông dân trong tỉnh đã mạnh dạn vay với số tiền lớn của ngân hàng để đầu tư sản xuất kinh doanh, tích cực áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, sử dụng giống mới có năng xuất cao, chất lượng tốt đưa vào sản xuất, thực hiện tái cơ cấu ngành nông, lâm nghiệp theo đề án của Tỉnh Đảng bộ khóa XV; đồng thời tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, đầu tư xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu để nâng cao giá trị sản phẩm nông sản; một số hộ nông dân mạnh dạn vay và sử dụng vốn bao tiêu các sản phẩm nông sản cho nông dân như xã Xuân Quang huyện Bảo Thắng và xã Bản Lầu huyện Mường Khương,… tạo được sự phát triển đột phá trong sản xuất nông nghiệp nông thôn; số hộ nông dân vay vốn phát triển sản xuất trở thành hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi không ngừng tăng cả về số lượng và chất lượng, một phần lớn số hộ SXKD giỏi mạnh dạn vay vốn tín dụng để đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa, chế biến và bảo quản nông sản. Thu nhập của hộ sản xuất giỏi tăng lên rõ rệt, hộ có mức thu nhập trên 100 triệu/năm có 13.203 hộ, trên 500 triệu đồng/năm có 242 hộ, trên 1 tỷ đồng/năm có 16 hộ, đã góp phần quan trọng đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp toàn diện theo đề án tái cơ cấu ngành nông, lâm nghiệp, góp phần quan trọng đưa tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp của tỉnh đạt bình quân hằng năm trên 6% trong 4 năm qua.

Hoạt động phối hợp liên ngành giữa Ngân hàng NN&PTNT với Hội Nông dân và các tổ chức chính trị xã hội là biện pháp mang tính quyết định để chuyển tải nguồn vốn chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn đến với hội viên, nông dân; trong quá trình triển khai rút ra một số kinh nghiệm đó là:

Một là,  Các cấp Hội tham mưu và tranh thủ sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng, sự tạo điều kiện của chính quyền, của hệ thống chính trị ở cơ sở, chú trọng khâu phối hợp lông ghép thông tin, tuyên truyền, giải thích, học tập kinh nghiệm từ các mô hình Tổ vay vốn, hộ vay vốn có hiệu quả để nhân rộng.

Hai là, kinh nghiệm cho thấy địa phương nào thành lập được Ban chỉ đạo đầu tư cho vay theo Nghị định 55/CP, mà nòng cốt chủ đạo là cán bộ Hội Nông dân và Ngân hàng Nông nghiệp các cấp tích cực tham mưu thì ở đó hoạt động tín dụng tốt hơn, hiệu quả hơn.

Ba là, cán bộ tín dụng ngân hàng và cán bộ Hội được giao nhiệm vụ phải thực sự nêu cao tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ tốt, nhiệt tình gắn bó, có nhiều giải pháp giúp đỡ nông dân tiếp cận nguồn vốn và sử dụng vốn vay hiệu quả.

Bốn là, liên ngành phải luôn luôn tích cực, chủ động, tìm tòi, sáng tạo trong chỉ đạo, lựa chọn các vấn đề trọng tâm để thống nhất triển khai thực hiện, nhất là phối hợp tháo gỡ các vướng mắc phát sinh, phân định địa bàn cho vay, về vấn đề nhân sự các tổ vay vốn, chi trả hoa hồng, xử lý nợ xấu,...

Năm là, Thường xuyên phối hợp tháo gỡ, giải quyết những khó khăn như: Thời gian cho vay theo các danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực cấp tỉnh; gia hạn cho vay; quy định các món vay trong cùng thời điểm; bảo lãnh tín chấp không phải thế chấp tài sản để đảm bảo quyền lợi và lợi ích của các tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động tín dụng.

 Tác giả: Phạm Đăng Bốn
Phạm Đăng Bốn
Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập