Tỉnh Lào Cai sau 3 năm thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”
Lượt xem: 911
Thực hiện  Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 15/12/2016 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, Tỉnh ủy Lào Cai đã ban hành Kế hoạch số 69-KH/TU ngày 17/3/2017 về triển khai thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TW trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Đồng thời, tổ chức  hội nghị quán triệt, triển khai  tới Ủy viên Ban Chấp hành đảng bộ tỉnh, lãnh đạo  chủ chốt  các sơ, ban, ngành, các huyện ủy, thành ủy và lực lượng báo cáo viên trong toàn tỉnh;  chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền,   MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội  tăng cường  quán triệt, triển khai thực hiện nội dung Chỉ thị số 10  tới toàn thể cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh .

Xác định công tác tuyên truyền làm một trong những khâu quan trọng để nâng cao nhận thức của người dân đối với cuộc vận động, Tỉnh ủy đã chú trọng chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền về lĩnh vực xây dựng nông thôn mới của tỉnh trên 04 loại hình báo chí, tuyên truyền miệng, Bản tin Thông báo nội bộ, đội ngũ Ban Tuyên vận và báo cáo viên. Mở chuyên trang, chuyên mục, tăng thời lượng tuyên truyền các Chỉ thị, Nghị quyết, hướng dẫn, kế hoạch của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM; Phổ biến các hoạt động xây dựng NTM; biểu dương những tấm gương sáng, cách làm hay và sáng tạo trong phong trào xây dựng NTM

Kết quả thực hiện 5 nội dung của cuộc vận động, Đoàn kết tham gia phát triển kinh tế, tích cực giúp nhau giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống, khuyến khích làm giàu chính đáng, xuất hiện nhiều mô hình trong cộng đồng dân cư như: mô hình tổ trợ giúp người nghèo về vốn, giúp đỡ ngày công, con giống, về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, giới thiệu việc làm; Quỹ “Vì người nghèo” các cấp trong tỉnh được phát huy và tiếp nhận được sự ủng hộ của nhân dân, của doanh nghiệp, các cơ quan, đơn vị, cơ sở tôn giáo... Trong 3 năm qua, Ban Vận động Quỹ “Vì người nghèo” các cấp trong tỉnh đã vận động các cơ quan, đơn vị,  các tổ chức, cá nhân được trên 28 tỷ đồng (trong đó hỗ trợ xây dựng nhà đại đoàn kết 639 nhà, sửa chữa 587 nhà). Từ nguồn tiền vận động được đã hỗ trợ cho người nghèo xây dựng nhà đại đoàn kết, hỗ trợ phát triển kinh tế sản xuất,… Nhiều mô hình phát triển sản xuất hiệu quả mang lại năng xuất, thu nhập cao như: mô hình sản xuất lúa giống ở xã Bản Qua; trồng chuối ở Cốc Mỳ, A Mú Sung; Phong trào nuôi và sản xuất cá giống xã Cốc San; Miến đao xã Bản Xèo huyện Bát Xát; trồng Dứa, Chuối xã Bản Lầu, Quýt ở Thị trấn Mường Khương, gạo Séng Cù xã Bản Lầu, Bản Xen, Lùng Vai, Thanh Bình, Tung Trung Phố, Nấm Lư, Lùng Khấu Nhin, huyện Mường Khương; Bưởi Múc, Bảo Thắng, Trứng Vịt Sín Chéng, Si Ma Cai, cơ sở nuôi cá nước lạnh tại các huyện vùng cao Sa Pa, Bát Xát, Bắc Hà … Liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm được mở rộng, với nhiều hình thức đa dạng, phù hợp với điều kiện sản xuất của từng vùng, từng địa phương với 44 doanh nghiệp, HTX tham gai chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm dược liệu, chè, cây ăn quả, rau, quế,… với quy mô gần 8.000 ha, liên kết với gần 13.000 hộ nông dân, giá trị tiêu thụ qua liên két trên 500 tỷ đồng, thu nhập bình quân khu vực nông thôn ước đạt 26 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn còn 15,02%. Đến nay trên địa bàn toàn tỉnh có 15.792 hộ sản xuất kinh doanh giỏi các cấp.

Đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, chăm lo sự nghiệp giáo dục, phát triển nguồn nhân lực, chăm sóc sức khỏe nhân dân; được xác định là một trong các nhiệm vụ thường xuyên và cần chủ động tích cực trong công tác phối hợp lồng ghép thực hiện, các cơ quan, đoàn thể, các huyện, thành phố, thị xã đã luôn chú trọng đến công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân trong thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, đồng thời cũng đưa các tiêu chí trên vào tiêu chuẩn bình xét “Gia đình văn hóa”, “Khu dân cư văn hóa”. Đến hết năm 2019 trên địa bàn tỉnh có 141.168/168.624 hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa đạt 83,71% (tăng so với năm 2016 là 4,11%), có 1.526/1.719 KDC đạt danh hiệu KDC văn hóa đạt 88,77% (tăng so với năm 2016 là 14,27%); toàn tỉnh đã công nhận được 52 xã đạt chuẩn “Xã nông thôn mới”, 100 thôn đạt “Thôn Kiểu mẫu”, 112 thôn đạt “Thôn nông thôn mới”, kết nghĩa 6 cụm dân cư hai bên biên giới Việt Nam - Trung Quốc.

Đoàn kết tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, xây dựng cảnh quan môi trường sáng, xanh, sạch, đẹp. Tuyên truyền sâu rộng có hiệu quả về công tác môi trường và an toàn thực phẩm thực hiện tiêu chí 17 môi trường và an toàn thực phẩm. Các xã đã thành lập được các đội thu gom rác thải nòng cốt là các tổ chức đoàn thể, hàng tháng thu gom từ 3 đến 5 lần, cụm dân cư tổng vệ sinh đường làng ngõ xóm từ 2 đến 3 lần/tháng với phương trâm sạch từ nhà, sân, vườn, ngõ, xóm, đồng thời phát động các tổ chức đoàn thể, cụm dân cư trồng hoa cây, cây xanh tại các trục đường chính, trung tâm văn hóa , đường làng, ngõ xóm…

Phát động rộng khắp phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới” gắn với việc phát động phong trào “Toàn dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm; cảm hóa, giáo dục, cải tạo người phạm tội tại gia đình và cộng đồng dân cư”. Chính quyền các cấp đã phối hợp với MTTQ và đoàn thể các cấp vận động nhân dân tham gia phòng, chống các loại tệ nạn xã hội, vận động các hộ gia đình có người nghiện ma túy tự giác đăng ký và tham gia cai nghiện tại gia đình và cộng đồng; Qua công tác vận động, nhân dân đã cung cấp 6.383 tin giá trị, giúp lực lượng chức năng điều tra, làm rõ 3.036 vụ, bắt 2.540 đối tượng; cảm hóa, giáo dục 1.193 đối tượng, trong đó 237 đối tượng có nhiều tiến bộ; vận động nhân dân tự giác giao nộp, thu hồi 743 súng tự chế và nhiều vũ khí thô sơ đã góp phần nâng cao nhận thức của mỗi người dân trong cộng đồng dân cư trong việc chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước và các qui định của địa phương, đảm bảo an ninh trật tự an toàn xã hội ngay tại địa bàn khu dân cư...

Việc phát huy dân chủ trong xây dựng nông thôn mới được cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh quan tâm chỉ đạo thực hiện do đó, đã huy động được nhân dân tích cực tham gia đóng góp vật chất, ngày công lao động, tạo phong trào mạnh mẽ có ý nghĩa thiết thực trong nhân dân. Kết quả, trong 3 năm (từ 2017 - 2019), toàn tỉnh đã huy động nhân dân tham gia tự nguyện đóng góp xây dựng nông thôn mới, thi công được 2.089 km đường giao thông nông thôn, trong đó: BTXM 1.097,7 km, cấp phối 621,3 km, mở mới 362,77 km; làm mới 24.847 nhà tiêu hợp vệ sinh, 15.842 chuồng trại gia súc hợp vệ sinh, đào được 34.092 hố rác gia đình, xây dựng được  473 mô hình nhà sạch vườn đẹp; huy động các các cơ quan, đơn vị, tập thể, doanh nghiệp, nhân dân tham gia tự nguyện đóng góp xây dựng nông thôn mới với tổng số tiền mặt trên 20 tỷ đồng, hiến 623.238,059 m2 đất để xây dựng các công trình phúc lợi trong cộng đồng dân cư vùng cao......

Qua 3 năm thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 15/12/2016 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:

Một là, sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, phối hợp của chính quyền thể hiện qua việc ban hành các Chỉ thị, Nghị quyết và tổ chức triển khai thực hiện có vai trò rất quan trọng, trực tiếp và quyết định đến chất lượng và hiệu quả của các nội dung cuộc vận động. Công khai, dân chủ để người dân cùng bàn bạc, gắn kết việc phát động Phong trào thi đua “Lào Cai chung sức xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững”. Phát huy sự đoàn kết, đồng thuận của các tầng lớp nhân dân trong việc tổ chức triển khai thực hiện Cuộc vận động.

Hai là, Công tác tuyên truyền, vận động phải được thực hiện thường xuyên, sâu rộng, có trọng tâm, trọng điểm trong nhân dân, động viên khuyến khích nhân dân tham gia tích cực thực hiện các nội dung của cuộc vận động. Tổ chức các phong trào thi đua phải, phù hợp với điều kiện thực tế từng địa phương, đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ hỗ trợ nông dân trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, quan tân đến đời sống vật chất và tinh thần, lợi ích chính đáng hợp pháp của nhân dân.

Ba là: Tăng cường trách nhiệm của từng thành viên trong Mặt trận Tổ quốc từ tỉnh đế cơ sở, xác định rõ phần việc, rõ mô hình của từng tổ chức trong triển khai 5 nội dung của Cuộc vận động. Phát huy sức mạnh của địa phương, huy động nguồn lực tự có, nguồn lực từ trong nhân dân, bằng nhiều dạng khác nhau (tiền, công lao động, đất đai,…) để xây dựng nông thôn mới, tránh sự trông chờ, ỷ lại.

Bốn là: Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc và định kỳ tổ chức các hội nghị biểu dương khen thưởng kịp thời để cổ vũ động viên Cuộc vận động. Đồng thời, bám sát định hướng chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của tỉnh là lấy 19 tiêu chí là đích hướng tới; lấy quy hoạch là tiền đề; lấy phát triển sản xuất là gốc; lấy việc nâng cao đời sống nhân dân là mục tiêu; lấy lợi ích mang lại cho người dân và cộng đồng là động lực; lấy sự đồng lòng góp sức của cộng đồng cư dân là bí quyết của thành công.

Thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 15/12/2016 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, Tỉnh ủy Lào Cai đã ban hành Kế hoạch số 69-KH/TU ngày 17/3/2017 về triển khai thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TW trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Đồng thời, tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai tới Ủy viên Ban Chấp hành đảng bộ tỉnh, lãnh đạo chủ chốt các sơ, ban, ngành, các huyện ủy, thành ủy và lực lượng báo cáo viên trong toàn tỉnh; chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền,  MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội tăng cường quán triệt, triển khai thực hiện nội dung Chỉ thị số 10 tới toàn thể cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh.

Xác định công tác tuyên truyền làm một trong những khâu quan trọng để nâng cao nhận thức của người dân đối với cuộc vận động, Tỉnh ủy đã chú trọng chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền về lĩnh vực xây dựng nông thôn mới của tỉnh trên 04 loại hình báo chí, tuyên truyền miệng, Bản tin Thông báo nội bộ, đội ngũ Ban Tuyên vận và báo cáo viên. Mở chuyên trang, chuyên mục, tăng thời lượng tuyên truyền các Chỉ thị, Nghị quyết, hướng dẫn, kế hoạch của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM; Phổ biến các hoạt động xây dựng NTM; biểu dương những tấm gương sáng, cách làm hay và sáng tạo trong phong trào xây dựng NTM

Kết quả thực hiện 5 nội dung của cuộc vận động, Đoàn kết tham gia phát triển kinh tế, tích cực giúp nhau giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống, khuyến khích làm giàu chính đáng, xuất hiện nhiều mô hình trong cộng đồng dân cư như: mô hình tổ trợ giúp người nghèo về vốn, giúp đỡ ngày công, con giống, về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, giới thiệu việc làm; Quỹ “Vì người nghèo” các cấp trong tỉnh được phát huy và tiếp nhận được sự ủng hộ của nhân dân, của doanh nghiệp, các cơ quan, đơn vị, cơ sở tôn giáo... Trong 3 năm qua, Ban Vận động Quỹ “Vì người nghèo” các cấp trong tỉnh đã vận động các cơ quan, đơn vị,  các tổ chức, cá nhân được trên 28 tỷ đồng (trong đó hỗ trợ xây dựng nhà đại đoàn kết 639 nhà, sửa chữa 587 nhà). Từ nguồn tiền vận động được đã hỗ trợ cho người nghèo xây dựng nhà đại đoàn kết, hỗ trợ phát triển kinh tế sản xuất,… Nhiều mô hình phát triển sản xuất hiệu quả mang lại năng xuất, thu nhập cao như: mô hình sản xuất lúa giống ở xã Bản Qua; trồng chuối ở Cốc Mỳ, A Mú Sung; Phong trào nuôi và sản xuất cá giống xã Cốc San; Miến đao xã Bản Xèo huyện Bát Xát; trồng Dứa, Chuối xã Bản Lầu, Quýt ở Thị trấn Mường Khương, gạo Séng Cù xã Bản Lầu, Bản Xen, Lùng Vai, Thanh Bình, Tung Trung Phố, Nấm Lư, Lùng Khấu Nhin, huyện Mường Khương; Bưởi Múc, Bảo Thắng, Trứng Vịt Sín Chéng, Si Ma Cai, cơ sở nuôi cá nước lạnh tại các huyện vùng cao Sa Pa, Bát Xát, Bắc Hà … Liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm được mở rộng, với nhiều hình thức đa dạng, phù hợp với điều kiện sản xuất của từng vùng, từng địa phương với 44 doanh nghiệp, HTX tham gai chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm dược liệu, chè, cây ăn quả, rau, quế,… với quy mô gần 8.000 ha, liên kết với gần 13.000 hộ nông dân, giá trị tiêu thụ qua liên két trên 500 tỷ đồng, thu nhập bình quân khu vực nông thôn ước đạt 26 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn còn 15,02%. Đến nay trên địa bàn toàn tỉnh có 15.792 hộ sản xuất kinh doanh giỏi các cấp.

Đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, chăm lo sự nghiệp giáo dục, phát triển nguồn nhân lực, chăm sóc sức khỏe nhân dân; được xác định là một trong các nhiệm vụ thường xuyên và cần chủ động tích cực trong công tác phối hợp lồng ghép thực hiện, các cơ quan, đoàn thể, các huyện, thành phố, thị xã đã luôn chú trọng đến công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân trong thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, đồng thời cũng đưa các tiêu chí trên vào tiêu chuẩn bình xét “Gia đình văn hóa”, “Khu dân cư văn hóa”. Đến hết năm 2019 trên địa bàn tỉnh có 141.168/168.624 hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa đạt 83,71% (tăng so với năm 2016 là 4,11%), có 1.526/1.719 KDC đạt danh hiệu KDC văn hóa đạt 88,77% (tăng so với năm 2016 là 14,27%); toàn tỉnh đã công nhận được 52 xã đạt chuẩn “Xã nông thôn mới”, 100 thôn đạt “Thôn Kiểu mẫu”, 112 thôn đạt “Thôn nông thôn mới”, kết nghĩa 6 cụm dân cư hai bên biên giới Việt Nam - Trung Quốc.

Đoàn kết tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, xây dựng cảnh quan môi trường sáng, xanh, sạch, đẹp. Tuyên truyền sâu rộng có hiệu quả về công tác môi trường và an toàn thực phẩm thực hiện tiêu chí 17 môi trường và an toàn thực phẩm. Các xã đã thành lập được các đội thu gom rác thải nòng cốt là các tổ chức đoàn thể, hàng tháng thu gom từ 3 đến 5 lần, cụm dân cư tổng vệ sinh đường làng ngõ xóm từ 2 đến 3 lần/tháng với phương trâm sạch từ nhà, sân, vườn, ngõ, xóm, đồng thời phát động các tổ chức đoàn thể, cụm dân cư trồng hoa cây, cây xanh tại các trục đường chính, trung tâm văn hóa , đường làng, ngõ xóm…

Phát động rộng khắp phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới” gắn với việc phát động phong trào “Toàn dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm; cảm hóa, giáo dục, cải tạo người phạm tội tại gia đình và cộng đồng dân cư”. Chính quyền các cấp đã phối hợp với MTTQ và đoàn thể các cấp vận động nhân dân tham gia phòng, chống các loại tệ nạn xã hội, vận động các hộ gia đình có người nghiện ma túy tự giác đăng ký và tham gia cai nghiện tại gia đình và cộng đồng; Qua công tác vận động, nhân dân đã cung cấp 6.383 tin giá trị, giúp lực lượng chức năng điều tra, làm rõ 3.036 vụ, bắt 2.540 đối tượng; cảm hóa, giáo dục 1.193 đối tượng, trong đó 237 đối tượng có nhiều tiến bộ; vận động nhân dân tự giác giao nộp, thu hồi 743 súng tự chế và nhiều vũ khí thô sơ đã góp phần nâng cao nhận thức của mỗi người dân trong cộng đồng dân cư trong việc chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước và các qui định của địa phương, đảm bảo an ninh trật tự an toàn xã hội ngay tại địa bàn khu dân cư...

Việc phát huy dân chủ trong xây dựng nông thôn mới được cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh quan tâm chỉ đạo thực hiện do đó, đã huy động được nhân dân tích cực tham gia đóng góp vật chất, ngày công lao động, tạo phong trào mạnh mẽ có ý nghĩa thiết thực trong nhân dân. Kết quả, trong 3 năm (từ 2017 - 2019), toàn tỉnh đã huy động nhân dân tham gia tự nguyện đóng góp xây dựng nông thôn mới, thi công được 2.089 km đường giao thông nông thôn, trong đó: BTXM 1.097,7 km, cấp phối 621,3 km, mở mới 362,77 km; làm mới 24.847 nhà tiêu hợp vệ sinh, 15.842 chuồng trại gia súc hợp vệ sinh, đào được 34.092 hố rác gia đình, xây dựng được  473 mô hình nhà sạch vườn đẹp; huy động các các cơ quan, đơn vị, tập thể, doanh nghiệp, nhân dân tham gia tự nguyện đóng góp xây dựng nông thôn mới với tổng số tiền mặt trên 20 tỷ đồng, hiến 623.238,059 m2 đất để xây dựng các công trình phúc lợi trong cộng đồng dân cư vùng cao......

Qua 3 năm thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 15/12/2016 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:

Một là, sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, phối hợp của chính quyền thể hiện qua việc ban hành các Chỉ thị, Nghị quyết và tổ chức triển khai thực hiện có vai trò rất quan trọng, trực tiếp và quyết định đến chất lượng và hiệu quả của các nội dung cuộc vận động. Công khai, dân chủ để người dân cùng bàn bạc, gắn kết việc phát động Phong trào thi đua “Lào Cai chung sức xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững”. Phát huy sự đoàn kết, đồng thuận của các tầng lớp nhân dân trong việc tổ chức triển khai thực hiện Cuộc vận động.

Hai là, Công tác tuyên truyền, vận động phải được thực hiện thường xuyên, sâu rộng, có trọng tâm, trọng điểm trong nhân dân, động viên khuyến khích nhân dân tham gia tích cực thực hiện các nội dung của cuộc vận động. Tổ chức các phong trào thi đua phải, phù hợp với điều kiện thực tế từng địa phương, đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ hỗ trợ nông dân trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, quan tân đến đời sống vật chất và tinh thần, lợi ích chính đáng hợp pháp của nhân dân.

Ba là: Tăng cường trách nhiệm của từng thành viên trong Mặt trận Tổ quốc từ tỉnh đế cơ sở, xác định rõ phần việc, rõ mô hình của từng tổ chức trong triển khai 5 nội dung của Cuộc vận động. Phát huy sức mạnh của địa phương, huy động nguồn lực tự có, nguồn lực từ trong nhân dân, bằng nhiều dạng khác nhau (tiền, công lao động, đất đai,…) để xây dựng nông thôn mới, tránh sự trông chờ, ỷ lại.

Bốn là: Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc và định kỳ tổ chức các hội nghị biểu dương khen thưởng kịp thời để cổ vũ động viên Cuộc vận động. Đồng thời, bám sát định hướng chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của tỉnh là lấy 19 tiêu chí là đích hướng tới; lấy quy hoạch là tiền đề; lấy phát triển sản xuất là gốc; lấy việc nâng cao đời sống nhân dân là mục tiêu; lấy lợi ích mang lại cho người dân và cộng đồng là động lực; lấy sự đồng lòng góp sức của cộng đồng cư dân là bí quyết của thành công.

Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập